Tính vắn tắt của mã hiệu khi được dùng trong giao thông liên lạc Mã_hiệu

Mã hiệu có thể được dùng để làm vắn tắt thông điệp. Khi thông điệp điện báo (telegraph messages) đã trở thành đỉnh cao của kỹ thuật (state of the art) trong việc truyền thông liên lạc nhanh chóng giữa những địa điểm cách nhau xa, các mã hiệu thương mại phức tạp có thể mã hóa một tổ hợp từ (thành ngữ) thành chỉ một chữ (thường là những nhóm 5 ký tự) đã được xây dựng, hầu cho các chuyên viên điện báo có thể thuộc lòng và trở nên thông thạo với các "chữ" như BYOXO ("Are you trying to weasel out of our deal?" - Có phải ông đang định né tránh cuộc thỏa thuận buôn bán của chúng ta phải không?), LIOUY ("Why do you not answer my question?" - Tại sao ông không trả lời câu hỏi của tôi?), BMULD ("You're a skunk!" - Mày là một thằng đê tiện!) hay AYYLU ("Not clearly coded, repeat more clearly." - Mã hiệu đánh không rõ ràng, đề nghị nhắc lại rõ hơn.). Các từ mã (code word) được chọn lọc bởi nhiều lý do khác nhau. Có thể là vì chiều dài, vì khả năng phát âm v.v. Nghĩa của chúng được chọn lọc để phù hợp với những nhu cầu mà người ta nghĩ đến như trong các thương lượng về buôn bán, những thuật ngữ trong luật ngoại giao, bất cứ và tất cả những gì trên đây đối với những quy tắc hoạt động tình báo v.v. Số lượng sổ mật mã và nhà xuất bản sổ mật mã tăng nhanh, kể cả một cơ quan hoạt động như một cái vỏ bên ngoài cho cơ quan Black Chamber của Mỹ, lãnh đạo bởi Herbert Yardley trong thời kỳ giữa Thế chiến thứ nhấtThế chiến thứ hai. Mục đích của những mã hiệu này là nhằm tiết kiệm phí tổn trên đường dây. Việc mã hóa dùng trong công nghệ nén dữ liệu đã có từ trước thời kỳ của máy tính; một ví dụ trước đây là mã Morse điện báo, trong đó những chữ thường dùng được viết ngắn lại. Những kỹ thuật như Mã hóa Huffman hiện được dùng trong những thuật toán vi tính để nén những tập tin có số lượng dữ liệu lớn, thành những cái có hình thể gọn nhẹ hơn, để lưu trữ lại hoặc để truyền thông.